Vừa qua, danh sách 20 quốc gia được Trung Quốc cho phép tổ chức tour theo đoàn đã được công bố và tin buồn là Việt Nam không được gọi tên. Mất đi thị trường khách quốc tế lớn nhất trước dịch, du lịch Việt Nam nên làm gì? Để đạt mục tiêu 8 triệu khách nước ngoài trong năm nay, Việt Nam cần chuyển hướng sang những thị trường thay thế nào?
Bối cảnh
Khách Trung Quốc hiếm khi tới Việt Nam theo dạng khách lẻ mà là theo đoàn đông người. Giờ đây, Trung Quốc không cho phép các công ty lữ hành tổ chức tour tới Việt Nam đồng nghĩa nước ta gần như không đón được khách Trung Quốc. Đây sẽ là tổn thất rất lớn với ngành du lịch Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, nhận xét: “Rất gay go vì không thị trường nào thay thế được Trung Quốc, nhất là đối với Nha Trang, Khánh Hòa.” Trước COVID-19, khách Trung Quốc chiếm tới hơn 70% lượng khách quốc tế của tỉnh. Lượng khách nội địa năm 2022 tăng đột biến nhưng vẫn không thấm tháp so với số cơ sở lưu trú tại đây. Ông nhận định năm nay, tỉnh sẽ không thể kỳ vọng vào kịch bản năm ngoái, vì khách nội địa sẽ không quay lại đây nhiều lần trong năm, đặc biệt là khi con đường du lịch nước ngoài đã thông thoáng.
Vắng bóng khách Trung Quốc, thị trường châu Âu và Nga bất ổn, chúng ta có thể một lần nữa không đạt mục tiêu đón khách quốc tế đã đề ra. Ngoài việc mở rộng sang các thị trường khác, các doanh nghiệp và điểm đến du lịch vẫn hy vọng các nút thắt được gỡ bỏ để đón được khách từ thị trường hàng đầu này.
Trước những thách thức mới, Chính phủ và các bộ ngành cần đối thoại với các đối tác, tìm hiểu xem vấn đề thật sự nằm ở đâu, có khả năng tháo gỡ hay không và tìm cách giải quyết nhanh chóng. Đó có thể là chính sách thị thực chưa cởi mở, là sản phẩm chưa hấp dẫn, là tình trạng chèo kéo khách,… vẫn còn tồn tại khắp nơi.
Các thị trường có khả năng thay thế Trung Quốc
Trong các thị trường, Ấn Độ hiện đang được kỳ vọng khá nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một vài tỉnh thành lớn như Đà Nẵng, TP.HCM hay Hà Nội đón được nhưng với số lượng ít. Hơn nữa, thị trường này lại khá phức tạp, trong khi Việt Nam chưa thể đáp ứng được họ về sản phẩm và hạ tầng du lịch.
Ngoài Ấn Độ, Úc và Mỹ cũng được ông Nguyễn Văn Thành đánh giá là thị trường tiềm năng. Theo ông, đây là những thị trường lớn với sức chi tiêu cao nhưng xa và khó. Việt Nam sẽ cần mất nhiều thời gian để đón lượng khách lớn từ hai nước này.
Không chỉ Trung Quốc, trước dịch, các thị trường khác thuộc khu vực Đông Bắc Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, cũng có số lượt khách tới Việt Nam rất cao. Dẫu vậy, khảo sát gần đây của The Outbox Company lại cho thấy mức độ nhận biết về Việt Nam của 3 thị trường này đang ở mức trung bình – thấp. Vì thế, Chính phủ, các điểm đến lẫn doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần sớm tìm ra và triển khai các hướng đi mới để tiếp cận và thu hút họ hơn.
Để có thể đưa ra quyết định mau chóng và chính xác hơn, người ta sẽ cần các dữ liệu nghiên cứu thị trường. The Outbox Company với các giải pháp đa dạng và hữu ích sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, điểm đến biết được insight của khách quốc tế, từ đó điều chỉnh cũng như phát triển sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh của mình.