Thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng đang biến động và thay đổi liên tục. Do đó, để nắm bắt được nhu cầu khách hàng và đưa ra chiến lược phù hợp, các doanh nghiệp cần tìm ra hướng tiếp cận mới. Một trong những cách hiệu quả nhất là theo dõi và thấu hiểu hành vi của họ. Với ba nhóm dữ liệu gồm 17 chỉ tiêu từ giải pháp Vietnam Travel Market Tracker (VTMT), các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhìn rõ bức tranh thị trường du lịch Việt. Du khách thay đổi ra sao trong hành vi và tâm lý du lịch trong suốt một năm, câu hỏi lớn này sẽ được VTMT giải đáp tường tận.
Chân dung khách du lịch Việt
Nhóm dữ liệu đầu tiên thuộc giải pháp Vietnam Travel Market Tracker sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn cụ thể về đặc điểm nhận diện ở góc độ nhân khẩu học và phong cách sống của du khách Việt. Nhóm dữ liệu này được chia làm 2 chỉ tiêu chính:
– Độ tuổi: Một trong những chỉ tiêu để đảm bảo mẫu khảo sát chất lượng và đủ tính đại diện. Outbox lựa chọn các đối tượng khảo sát ở đầy đủ các nhóm tuổi khác nhau được chia theo gen X, Y, Z. Ngoài ra, mục đích của việc chia theo nhóm thế hệ sẽ giúp người dùng hiểu rõ và so sánh cụ thể những điểm khác biệt của từng nhóm tuổi hoặc hành vi đi du lịch của một nhóm tuổi cụ thể nào đó.
– Mục đích chuyến đi: Đây là chỉ tiêu giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng rõ hơn khi nắm bắt nhóm đối tượng mà họ hướng đến là nhóm đi du lịch nghỉ dưỡng hoặc đi công vụ.
Hành vi của khách du lịch
Nhóm dữ liệu thứ 2 là nhóm dữ liệu mà doanh nghiệp, cụ thể là bộ phận kinh doanh, có thể ứng dụng và lập chiến lược cụ thể. Hành vi của du khách được thể hiện qua những chỉ số theo dõi hành trình du cũng như định hình đặc điểm tiêu dùng của du khách qua:
– Lựa chọn điểm đến du lịch: Doanh nghiệp sẽ biết những điểm đến trong và ngoài nước được du khách Việt Nam yêu thích theo mỗi quý
– Yếu tố lựa chọn điểm đến: Cho biết lý do chính để du khách Việt chọn điểm đến vì chi phí, cảnh quan đẹp, ẩm thực phong phú hay lý do nào khác.
– Hình thức du lịch: Trả lời cho câu hỏi du khách thích đi tự túc hay theo tour.
– Thương hiệu lữ hành: Đây sẽ là chỉ tiêu giúp các doanh nghiệp lữ hành biết được vị trí mình trong lòng khách hàng so với các đối thủ khác.
– Thời điểm lên kế hoạch cho chuyến đi: Biết được thời điểm nhiều người có dự định đi du lịch sẽ giúp doanh nghiệp đón đầu và chuẩn bị sẵn các sản phẩm/dịch vụ.
– Kênh thông tin: Trang web du lịch, blog hoặc diễn đàn du lịch, cẩm nang, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… Dữ liệu này sẽ giúp doanh nghiệp biết đâu là kênh thông tin phổ biến nhất để áp dụng vào chiến lược kinh doanh, hoặc truyền thông cho sản phẩm.
– Kênh đặt dịch vụ: Khai khác đâu là kênh dịch vụ được du khách lựa chọn giữa nhà cung cấp, đại lý du lịch hoặc OTA (đại lý du lịch trực tuyến).
– Độ dài chuyến đi: Yếu tố này hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế sản phẩm phù hợp với khách hàng muốn đi du lịch trong ngày, ngắn ngày hay dài ngày.
– Các hoạt động ưa thích tại điểm đến: Việc bổ sung hoặc phát triển thế mạnh của điểm đến với các hoạt động đúng với sở thích của khách sẽ để lại ấn tượng và đánh giá tốt.
– Loại hình lưu trú: Du khách ở mỗi độ tuổi thường sẽ thích các loại hình lưu trú khác nhau. Ví dụ, gen X ưu tiên các khu nghỉ dưỡng hay khách sạn trung-cao cấp, trong khi gen Z lại chuộng homestay và khách sạn bình dân hơn.
– Ngân sách chuyến đi: Du khách sẵn sàng chi trả trung bình bao nhiêu cho một chuyến du lịch? Nắm bắt điều này, doanh nghiệp sẽ thiết kế và định giá được sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn.
– Hình thức thanh toán: Tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ATM, ví điện tử,… Doanh nghiệp dựa vào kết quả này để có thể đẩy mạnh các phương thức đang được nhiều người ưa chuộng sao cho việc thanh toán diễn ra thuận tiện. Trải nghiệm của khách hàng về kênh dịch vụ nhờ đó cũng sẽ tăng lên.
Kết nối với du khách
Nhóm dữ liệu cuối cùng trả lời cho câu hỏi “Du khách thích gì?”. Doanh nghiệp sẽ hiểu được tâm lý liên quan đến việc chọn lựa và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Các chỉ tiêu được VTMT đo lường gồm:
– Kênh giao tiếp thường dùng: Sau chuyến đi, du khách chia sẻ trải nghiệm của mình trên các kênh nào: Facebook, Instagram, TikTok, blog,…? Doanh nghiệp có thể tăng cường tương tác với khách hàng trên các nền tảng đó để truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
– Mức độ hài lòng: Chỉ số này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong các chiến lược tiếp theo nhằm liên tục nâng cao mức độ hài lòng của du khách.
– Mức độ quay trở lại/giới thiệu điểm đến trong tương lai: Đây là 1 chỉ tiêu để đo lường mức độ trung thành của du khách khi họ quyết định có trở lại điểm đến hoặc giới thiệu điểm đến đó với bạn bè hoặc người thân hay không.
Với tất cả những chỉ số trên, VTMT là giải pháp khắc họa rõ nét chân dung của một du khách từ họ là ai, hành vi đi du lịch như thế nào và kết nối với họ bằng cách nào xuyên suốt 4 giai đoạn trong năm.