Vào tháng 5 năm 2023, ngành du lịch ở Đông Nam Á tiếp tục trên đà phục hồi, tuy nhiên hiệu suất hoạt động của từng khu vực vẫn chưa đồng đều. Tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á giảm 3,8% trong tháng 5 năm 2023, từ 6.048.862 xuống 5.819.587. Thái Lan vẫn là điểm đến phổ biến nhất, với 10.673.490 lượt, chiếm 36% thị phần. Singapore là điểm đến phổ biến thứ hai, với 5.151.604 lượt, chiếm 18% thị phần.
Mặc dù giảm 8,35%, Thái Lan vẫn giữ vững ngôi vị là điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á với 2.013.852 lượt khách trong tháng 5. Singapore đón 1.112.486 lượt – giảm 1,45% so với tháng trước. Việt Nam nằm ngoài ba điểm đến hàng đầu và bị Indonesia chiếm lấy vị trí này với 945.590 lượt khách. Indonesia cũng là quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực với mức tăng 8,44%.
Phục hồi và tỷ lệ mục tiêu du lịch
Tính đến tháng 5, Campuchia có chỉ số hồi phục vượt trội và gần đạt mức hồi phục hoàn toàn (93,48%). Đứng thứ hai và thứ ba là Indonesia (75,68%) và Singapore (74,66%). Tỷ lệ thu hồi thấp nhất trong khu vực là Philippines với tỷ lệ 62,61%.
Việt Nam duy trì phong độ hoàn thành mục tiêu năm 2023 với tỷ lệ hoàn thành cao nhất tính đến tháng 5 là 57,50%, tiếp theo là Indonesia và Campuchia. Như đã đề cập trước đây, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu du lịch nhằm mục đích tham khảo chứ không là chỉ số để so sánh giữa các điểm đến.
Nguồn: Thống kê số liệu từ tổng cục du lịch từ các Quốc gia
Sau đây là một số điểm nổi bật:
Top 3 điểm đến Đông Nam Á có lượng khách quốc tế lớn nhất tháng 5/2023:
Thái Lan: 2.013.852. Trong tháng 5, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp thứ hai cũng như tỷ lệ hoàn thành mục tiêu 2023 thấp nhất khu vực. Tuy nhiên điều đó vẫn không đủ để ảnh hưởng đến vị trí dẫn đầu của xứ chùa vàng vì tổng số lượt khách đến vượt xa các đối thủ khác.
Singapore: 1.112.486. Tổng lượt khách đến của Singapore tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 5, hồi phục gần 75% so với trước đại dịch.
Indonesia: 945.590. Indonesia chính thức lọt vào top 3 các điểm đến phổ biến nhất, vượt qua Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 8,44%, cao nhất trong khu vực nhờ vào một số sự kiện quan trọng diễn ra trong tháng 5 như hội nghị cấp cao ASEAN summit. Kể từ tháng 7, Indonesia cũng chính thức nâng mục tiêu của năm lên là 8,5 triệu lượt du khách quốc tế thay vì 7,4 triệu lượt như trước đây.
Nguồn: OAG, cập nhật đến 30/6/2023
Top 3 điểm đến Đông Nam Á có tỷ lệ phục hồi cao nhất tháng 5/2023:
Campuchia: 93,48%
Indonesia: 75,68%
Singapore: 74,66%
Trong tháng 6, Indonesia vẫn là quốc gia có công suất hàng không lớn nhất, chiếm 29% công suất toàn khu vực. Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai và duy nhất có công suất tăng thêm vào tháng 6 năm 2023, chiếm 19% công suất hàng không của khu vực. Đứng thứ ba là Thái Lan với 5,8 triệu ghế và chiếm 16% công suất toàn khu vực.
Đường bay nội địa “bận rộn nhất” ở Đông Nam Á là Hà Nội (HAN) đến Thành phố Hồ Chí Minh (SGN) với 927 nghìn ghế, tăng 9% trong tháng 6 so với tháng 5 năm 2023. Năm trong số mười đường bay nội địa hàng đầu ở Đông Nam Á là các chuyến bay nội địa Indonesia với Jakarta (CGK) đến Denpasar-Bali (DPS) tiếp tục là tuyến lớn nhất trong số này và xếp thứ hai trong khu vực. Ngoài ra, công suất tăng trên tất cả các tuyến đường bay Việt Nam trong top 10, với Nha Trang Cam Ranh (CXR) đến Hà Nội (HAN) tăng 47% so với tháng trước.
Đối với các đường bay quốc tế, Singapore tiếp tục là một trung tâm quan trọng ở Đông Nam Á và chiếm bảy trong số mười đường bay quốc tế hàng đầu trong khu vực từ điểm đến hoặc đi tại Singapore. Bốn đường bay quốc tế hàng đầu là giữa Singapore và các sân bay trung tâm lớn khác trong khu vực – Kuala Lumpur (KUL), Jakarta (CGK), Bangkok (BKK) và Denpasar-Bali (DPS). Kuala Lumpur (KUL) đến Singapore (SIN) vẫn là đường bay nhộn nhịp nhất với 418 nghìn ghế. Các tuyến sau tăng trưởng mạnh nhất trong top 10 tháng này với công suất tăng 11%:
• Penang (PEN) đến Singapore (SIN)
• Bangkok (BKK) đến Hồng Kông (HKG)


