Từ những công cụ sơ khai nhất, con người theo thời gian đã cải tiến các phương pháp nghiên cứu giúp mình hiểu rõ thị trường và khách hàng hơn. Nhờ đó, họ có thể phát triển các sản phẩm/dịch vụ của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh lẫn sức cạnh tranh.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu thị trường có một bộ công cụ bao gồm nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi tự điền, nhóm tập trung và quan sát.
Họ sử dụng các kỹ thuật đặc biệt để chọn mẫu và phân tích dữ liệu. Điều quan trọng không kém là phải hiểu nghiên cứu thị trường để làm gì và tại sao cần thực hiện nghiên cứu này.
Những ngày đầu của nghiên cứu thị trường
Vào đầu những năm 1900, ngành nghiên cứu thị trường non trẻ đã bắt đầu ở Mỹ, tập trung vào thử nghiệm quảng cáo dưới hình thức này hay hình thức khác. Trong những ngày đầu tiên, người ta lo ngại sẽ nhận được những câu trả lời thiếu trung thực khi đặt câu hỏi trực tiếp. Chính vì thế, một số nghiên cứu thị trường thương mại đầu tiên chủ yếu dựa vào quan sát.
Một thời gian sau, những công ty nghiên cứu thị trường như Nielsen vươn lên. Lần đầu tiên, các nhà quản lý có dữ liệu khách quan, chính xác về doanh số bán hàng, quy mô thị trường, xu hướng và thị phần của đối thủ cạnh tranh.
Trong những năm 1950 và 1960, cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt. Các nhà nghiên cứu thị trường đã sử dụng các cuộc điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu thái độ. Khi ấy, phỏng vấn nghiên cứu thị trường được coi là phương tiện chính để thu thập thông tin và các công ty khảo sát nở rộ. Đây cũng là lúc các nhà quản lý bắt đầu có dữ liệu khách quan và được thu thập có hệ thống. Những dữ liệu này giúp họ hiểu mọi người đang làm gì hoặc nghĩ gì về sản phẩm của mình.
“Thay da đổi thịt”
Trong những năm 1970 và 1980, nghiên cứu thái độ đã chuyển sang một cấp độ khác và các cuộc khảo sát đã được phát triển để theo dõi sự hài lòng của khách hàng.
Những năm gần đây, máy tính đã dần rẻ hơn và mạnh hơn. Người ta chú trọng tới việc chuyển đổi dữ liệu thành nhiều insight hơn. Họ cũng sử dụng các mô hình khác nhau để phân khúc, phân tích kết hợp, đưa ra quyết định về giá, hợp nhất dữ liệu để lấp đầy khoảng trống dữ liệu bị thiếu và lập bản đồ địa lý để tìm các vị trí tốt nhất cho bán lẻ hoặc phân phối.
Hiện tại, insight đang là một trong những từ khóa được các doanh nghiệp quan tâm nhất khi thực hiện nghiên cứu thị trường. Insight sẽ giúp họ thấu hiểu sâu sắc về khách hàng cũng như thị trường. Từ đó, họ sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở dữ liệu, thay vì chỉ quan sát và phán đoán như trước kia.
The Outbox Company, công ty nghiên cứu thị trường du lịch đặt tại Việt Nam, sau khi tái định vị thương hiệu cũng tập trung vào “insight”. Chúng tôi đã cho ra mắt Outbox Insight nhằm cung cấp các giải pháp thông tin thị trường thông qua các báo cáo nghiên cứu và phân tích tổng thể được cập nhật thường xuyên. Bên cạnh đó là mảng Outbox Research mang đến những giải pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu chất lượng được thiết kế dành riêng tùy thuộc vào nhu cầu và đặc trưng của mỗi doanh nghiệp. Outbox chính là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dữ liệu này tại Việt Nam.