Báo cáo Homesharing Vietnam Insights
Tổng quan báo cáo
Nền kinh tế chia sẻ đang tiếp tục phát triển và tạo nên một làn sóng mới tác động đến nhiều lĩnh vực. Người tiêu dùng đang thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến mô hình này từ việc vay mượn hàng hóa, vận chuyển cho đến thuê văn phòng, thuê nhà. Khi thế giới tiếp tục phát triển thì cách chúng ta sống, làm việc và đi du lịch cũng vì thế mà thay đổi. Nếu như mười năm trước, ý tưởng ở lại nhà một ai đó khi đi du lịch hoặc đi công tác là điều hoàn toàn xa lạ thì ngày nay họ lại muốn được nhiều trải nghiệm với người địa phương và tận hưởng sự thoái mái khi đi du lịch như ở nhà. Khái niệm chia sẻ nhà không phải là mới nhưng sự xuất hiện gần đây của nó tại Việt Nam đã mang đến cho ngành dịch vụ lưu trú một yếu tố mới đầy thú vị.
Mặc dù Airbnb là một nền tảng phổ biến trên thế giới với hơn 5 triệu listings, có mặt ở 191 quốc gia nhưng tại Việt Nam thì Airbnb vẫn được xem là loại hình lưu trú mới. Năm 2016, Airbnb có 6.500 listings thì đến đầu năm 2018, con số này đã đạt 16.000 listings, trở thành “người chơi” chính thức tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam đã cho thấy rằng có đến 76% người Việt thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ, trong khi toàn cầu chỉ 66%, đây là dấu hiệu tích cực cho các dịch vụ về chia sẻ nhà.
Báo cáo Homesharing Vietnam Insights mang đến cái nhìn tổng quát về thực tế hoạt động homesharing tại Việt Nam thông qua nền tảng Airbnb, bao gồm bối cảnh hiện nay, chân dung của chủ nhà và du khách tại Việt Nam.
Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt
Các nội dung cơ bản của Báo cáo
1. Định nghĩa về chia sẻ nhà trong mô hình kinh tế chia sẻ
2. Bức tranh về sự phát triển của Airbnb
3. Sự phân bố listings tại Việt Nam
4. Thông tin về cộng đồng homesharing tại Việt Nam qua những số liệu chính thống
5. Chân dung chủ nhà và khách hàng tại Việt Nam
0 ₫