Hiển thị 1–16 của 19 kết quả

Báo cáo Dự định du lịch của khách Việt hậu Covid-19

Tổng quan báo cáo

Du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 nhưng cũng là một trong những ngành được dự báo có thể phục hồi đầu tiên sau dịch. Theo WeSwap, doanh nghiệp đổi ngoại tệ du lịch lớn nhất tại Anh, Việt Nam nằm trong top đầu các nước có thể mở lại ngành dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng ngành du lịch sẽ “thay da đổi thịt” do những hệ lụy của dịch bệnh lên tâm lý và kinh tế của du khách. Một số xu hướng mới trong việc lập kế hoạch, lựa chọn và tổ chức chuyến đi của khách du lịch sẽ xuất hiện từ nửa cuối năm 2020.

Vậy làm thế nào để đón đầu được những xu hướng mới, thấu hiểu được thị trường và nắm bắt những dự định, hành vi của khách hàng sau dịch?

Với mong muốn góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành du lịch nắm bắt thị trường kịp thời để xây dựng cho riêng mình một kế hoạch phục hồi phù hợp và hiệu quả sau Covid-19, Outbox Consulting đã thực hiện 1 khảo sát nhanh trên gần 1000 khách Việt Nam về kế hoạch đi du lịch nửa cuối năm 2020 trên toàn quốc nhằm tìm hiểu về sự thay đổi trong dự định cũng như hành vi của du khách sau dịch.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

Báo cáo này bao gồm 2 phần chính với những số liệu, phân tích và đánh giá về xu hướng và hành vi của khách du lịch Việt Nam sau Covid-19:

1. Đặc điểm khách du lịch Việt Nam
2. Dự định và hành vi của khách du lịch Việt Nam nửa cuối năm 2020

Báo cáo Du lịch một mình – Xu hướng mới nổi trong cộng đồng du lịch Việt Nam

Tổng quan báo cáo

Được đề cập lần đầu tiên vào năm 2009, du lịch một mình (solo travel) đang trở thành một trong những xu hướng du lịch được nhắc đến nhiều nhất trên thế giới những năm trở lại đây. Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017, số người tìm kiếm từ khóa “du lịch một mình” trên Google đã tăng 40%. Vậy xu hướng này tồn tại và phát triển ở Việt Nam như thế nào? Quy mô của thị trường này có lớn và tiềm năng không?

Với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá xu hướng du lịch một mình của người Việt Nam, lần đầu tiên The Outbox Company – công ty tiên phong về tư vấn và nghiên cứu giải pháp quản lý điểm đến tại Việt Nam đã kết hợp cùng Traveloka – nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu, để thực hiện Báo cáo “Du lịch một mình – Xu hướng mới nổi trong Cộng đồng du lịch Việt Nam”. Bằng việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với thông tin phỏng vấn chuyên sâu từ các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hơn 1000 mẫu khảo sát từ đối tượng người Việt Nam đã có những chuyến du lịch trong 12 tháng qua, Outbox đã tổng hợp và đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng du lịch một mình trong mắt người Việt cũng như tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác hình thức du lịch này.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Xu hướng du lịch một mình
2. Người Việt Nam nghĩ gì về du lịch một mình

Báo cáo Homesharing Vietnam Insights

Tổng quan báo cáo

Nền kinh tế chia sẻ đang tiếp tục phát triển và tạo nên một làn sóng mới tác động đến nhiều lĩnh vực. Người tiêu dùng đang thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến mô hình này từ việc vay mượn hàng hóa, vận chuyển cho đến thuê văn phòng, thuê nhà. Khi thế giới tiếp tục phát triển thì cách chúng ta sống, làm việc và đi du lịch cũng vì thế mà thay đổi. Nếu như mười năm trước, ý tưởng ở lại nhà một ai đó khi đi du lịch hoặc đi công tác là điều hoàn toàn xa lạ thì ngày nay họ lại muốn được nhiều trải nghiệm với người địa phương và tận hưởng sự thoái mái khi đi du lịch như ở nhà. Khái niệm chia sẻ nhà không phải là mới nhưng sự xuất hiện gần đây của nó tại Việt Nam đã mang đến cho ngành dịch vụ lưu trú một yếu tố mới đầy thú vị.

Mặc dù Airbnb là một nền tảng phổ biến trên thế giới với hơn 5 triệu listings, có mặt ở 191 quốc gia nhưng tại Việt Nam thì Airbnb vẫn được xem là loại hình lưu trú mới. Năm 2016, Airbnb có 6.500 listings thì đến đầu năm 2018, con số này đã đạt 16.000 listings, trở thành “người chơi” chính thức tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam đã cho thấy rằng có đến 76% người Việt thích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ, trong khi toàn cầu chỉ 66%, đây là dấu hiệu tích cực cho các dịch vụ về chia sẻ nhà.

Báo cáo Homesharing Vietnam Insights mang đến cái nhìn tổng quát về thực tế hoạt động homesharing tại Việt Nam thông qua nền tảng Airbnb, bao gồm bối cảnh hiện nay, chân dung của chủ nhà và du khách tại Việt Nam.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Định nghĩa về chia sẻ nhà trong mô hình kinh tế chia sẻ
2. Bức tranh về sự phát triển của Airbnb
3. Sự phân bố listings tại Việt Nam
4. Thông tin về cộng đồng homesharing tại Việt Nam qua những số liệu chính thống
5. Chân dung chủ nhà và khách hàng tại Việt Nam

Báo cáo Xu hướng Du lịch Outbound Việt Nam 2019

Tổng quan báo cáo

Hiện nay, du lịch trở thành nhu cầu chi tiêu thiết yếu của người Việt Nam, đặc biệt là du lịch ra nước ngoài. Theo thống kê từ Asean.travel số lượng người Việt đi du lịch nước ngoài đạt 8,6 triệu chuyến năm 2018. Số liệu tăng trưởng này được đánh giá là kết quả của nhiều yếu tố kinh tế xã hội tác động, đặc biệt là sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu (MAC – những người có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên). Bên cạnh đó, gần 60% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 35 với trình độ giáo dục và thu nhập tốt hơn các thế hệ trước cũng là một trong những yếu tố giải thích cho sự tăng trưởng của phân khúc du lịch nước ngoài này.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh, thị trường Outbound Vietnam được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển thành thị trường du lịch lớn của khu vực Đông Nam Á, dự báo sẽ vượt qua Thái Lan trong thập kỉ tới.

Báo cáo Vietnam Outbound Travel Trend 2019 sẽ khắc họa rõ nét bức tranh về chân dung của người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài và giới thiệu những góc nhìn tiềm năng thú vị đến nhà cung cấp du lịch trong phân khúc thị trường du lịch Outbound tại Việt Nam.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Xu hướng du lịch nước ngoài của người Việt Nam
2. Người Việt Nam lựa chọn điểm đến như thế nào
3. Người Việt Nam làm gì khi du lịch nước ngoài
4. Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài

Báo cáo Xu hướng Du lịch Việt Nam 2020

Tổng quan báo cáo

Năm 2019 là một năm ngành du lịch chứng kiến nhiều thay đổi cùng những xu hướng mới xuất hiện. Dự báo năm 2020 sẽ tiếp tục đánh dấu những thay đổi đáng kể trong ngành du lịch và lữ hành, thúc đẩy bởi những đổi mới của công nghệ, cũng như ý thức trách nhiệm ngày càng tăng và kết nối sâu sắc hơn với điểm đến và người dân nơi chúng ta ghé thăm.

Nếu như hoạt động du lịch của năm 2019 bị chiếm lĩnh bởi những hình ảnh điểm đến và kỳ nghỉ hoàn hảo trên Instagram thì năm 2020 sẽ chứng kiến sự lên ngôi của những chuyến du lịch chậm, như một cách lấy lại năng lượng cho cuộc sống và công việc thường ngày. Dòng khách du lịch được dự báo sẽ chuyển dịch từ những điểm đến truyền thống, đông đúc sang những điểm đến mới, ít được biết đến hơn. Bên cạnh đó, người đi du lịch cũng có xu hướng đầu tư hơn cho những trải nghiệm mà ở đó họ có thể học hỏi, khám phá bản thân cũng như thể hiện được sự tôn trọng của họ đối với môi trường và cộng đồng địa phương tại điểm đến.

Không thể phủ nhận rằng dòng dịch chuyển của khách du lịch sẽ tiếp tục tăng lên trong thập kỷ mới và chúng ta có thể mong đợi du lịch sẽ tiếp tục phát triển, nhưng có một điều chắc chắn, du lịch như chúng ta đã từng biết sẽ không còn nữa. Những thay đổi và xu hướng du lịch 2020 sẽ có nhiều hình thức và sắc thái khác nhau – tất cả đều được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng. Báo cáo Xu hướng du lịch Việt Nam 2020 tóm tắt một vài xu hướng du lịch quan trọng và gắn với du lịch Việt Nam nhất mà chúng tôi tin rằng sẽ có tác động đến ngành du lịch trong thập kỷ mới.

Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý điểm đến cũng như các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có được một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thị trường du lịch năm 2020, đón đầu xu hướng để phát triển và chuẩn bị hành trang cho thập kỷ tới.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Những xu hướng du lịch thịnh hành
2. Xu hướng lập kế hoạch & đặt dịch vụ
3. Xu hướng công nghệ trong du lịch
4. Xu hướng điểm đến

Báo cáo Xu hướng du lịch Việt Nam 2021

Tổng quan báo cáo

Báo cáo “Xu hướng du lịch Việt Nam 2021” được phát hành bởi The Outbox Company – công ty tiên phong cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho ngành du lịch và khách sạn.

Báo cáo là những nghiên cứu và phân tích tổng hợp nhằm mang đến một cái nhìn tổng quan về thị trường du lịch Việt Nam, những xu hướng và thay đổi của du lịch trong năm 2021 do tác động kéo dài của Covid-19 từ năm 2020.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

Nhìn lại năm 2020 – 1 năm của những thay đổi liên tục, của những phản ứng ngắn hạn và là 1 năm mà những dự báo trước đó về sự bùng nổ của những xu hướng mới trong du lịch đều trở nên vô nghĩa.

Xu hướng du lịch Việt năm 2021 với 4 nhóm chính:

1. Xu hướng du lịch
2. Xu hướng lập kế hoạch và đặt dịch vụ
3. Xu hướng công nghệ
4. Xu hướng điểm đến

Du lịch Outbound Việt Nam 2022

9,500,000 

Tổng quan báo cáo

Đại dịch COVID-19 đã khiến thị trường du lịch ra nước ngoài của Việt Nam đi vào bế tắc. Khi xảy ra tình huống chưa từng có này, nó không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch nói chung mà còn gây ra một sự đảo lộn lớn đối với cộng đồng du khách. Sự phục hồi của thị trường du lịch ra nước ngoài sau năm 2020 và 2021 chậm chạp, khi niềm tin của khách du lịch thấp hơn và các biện pháp nghiêm ngặt đối với COVID-19 đã khiến số lượng khách du lịch giảm xuống chỉ còn một phần nhỏ so với năm 2019. Tuy nhiên, với các biện pháp hạn chế hiện đã được nới lỏng và niềm tin quay trở lại, các dự báo cho năm 2022 và những năm kế tiếp có nhiều hứa hẹn sáng sủa hơn.

Báo cáo Vietnam Outbound Travel nghiên cứu xu hướng du lịch trước chuyến đi, cách lên kế hoạch, chi tiêu và đặc biệt là hành vi du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam hậu COVID-19. Với những dữ liệu và thông tin chi tiết từ báo cáo, Outbox nhằm mục đích tìm ra một số thay đổi mới nhất trong hành vi du lịch nước ngoài của khách du lịch Việt Nam sau COVID-19, thông qua cuộc khảo sát gần đây được thực hiện dựa trên 900 mẫu từ người trưởng thành có độ tuổi trung bình từ 26 – 46 đã đi du lịch nước ngoài trong chín tháng đầu năm 2022.

Để từ đó, các công ty du lịch lữ hành và các địa điểm du lịch có được góc nhìn toàn cảnh và hiểu hơn về hành vi của khách du lịch ra nước ngoài khi bắt đầu khởi động lại các hoạt động kinh doanh trong 2023. Và hơn hết là chuẩn bị kế hoạch tốt hơn, đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp trong giai đoạn du lịch hè nhộn nhịp 2023.

Bạn sẽ có được gì từ báo cáo này:

Báo cáo Vietnam Outbound Travel bao gồm 4 nhóm ý chính như sau:
1. Việc dồn nén nhu cầu du lịch trong một thời gian dài suốt đại dịch đã khiến du lịch nước ngoài phục hồi nhanh hơn dự báo
2. Khách du lịch Việt Nam đã quay trở lại với du lịch nước ngoài
3. Lựa chọn điểm đến du lịch ra nước ngoài của du khách Việt Nam trước và sau dịch COVID
4. Bức tranh toàn cảnh của thi trường du lịch ra nước ngoài của khách du lịch Việt Nam hậu COVID

Du lịch Việt Nam – 6 tháng đầu năm 2023

Tổng quan báo cáo

Du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2023, đón 5,6 triệu lượt khách quốc tế, tương đương 65,7% lượng khách của năm 2019. Nhu cầu du lịch vẫn rất cao, bất chấp tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao. Tốc độ phục hồi của du lịch Việt Nam nhanh hơn so với dự kiến và đặt ra một bức tranh sáng hơn cho khả năng đạt được mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn gặp một số thách thức, như chi phí du lịch cao, khả năng kết nối hàng không còn hạn chế, và thị trường Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Báo cáo “Du lịch Việt Nam – 6 tháng đầu năm 2023” ghi nhận và phân tích kết quả hoạt động của ngành du lịch Việt Nam dưới cả góc độ cung ứng và thị trường khách. Bên cạnh đó, những đánh giá tương quan kết quả phục hồi của du lịch Việt Nam với các điểm đến lân cận trong khu vực cũng được bao gồm trong báo cáo.

Ngôn ngữ báo cáo: Tiếng Việt

Nội dung chính của báo cáo:

1. Phục hồi thị trường khách du lịch
2. Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng
3. Hành vi du lịch của du khách Việt

Hành vi du lịch của khách Việt Tết 2022

Tổng quan báo cáo

Báo cáo “Hành vi du lịch của khách Việt Tết 2022” là mô-đun đầu tiên nằm trong chuỗi nghiên cứu Vietnam Travel Tracker được thực hiện vào tháng 3/2022, trong đó tập trung tìm hiểu về thị hiếu du lịch của du khách, hành vi lên kế hoạch và đặt dịch vụ trước chuyến đi cũng như hành vi chi tiêu cho chuyến đi du lịch của khách Việt.

Với những dữ liệu và phân tích này, Outbox mong muốn mang đến một bức tranh tổng quan về thị trường khách du lịch Việt Nam, đặc biệt là những đặc tính trong mùa cao điểm Tết vừa qua, từ đó giúp các doanh nghiệp và điểm đến có được những căn cứ cũng như sự thấu hiểu về hành vi của du khách Việt khi trở lại hoạt động du lịch trong năm 2022, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho mùa du lịch hè sắp tới.

Ngôn ngữ báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

Báo cáo “Hành vi du lịch của khách Việt Tết 2022” gồm 3 phần chính:

1. Thị hiếu du lịch
2. Hành vi lên kế hoạch và dặt dịch vụ cho chuyến đi
3. Hành vi của du khách tại điểm đến

Hình Ảnh Điểm Đến Hàn Quốc Trong Nhận Thức Của Du Khách Việt Nam

Tổng quan báo cáo

Báo cáo “Hình ảnh điểm đến Hàn Quốc trong nhận thức của du khách Việt Nam” được phát hành bởi The Outbox Company, công ty tiên phong cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho ngành du lịch và khách sạn.

Báo cáo mang tới một cái nhìn tổng quan, cùng với những phân tích sắc nét về đặc điểm và yếu tố tạo nên hình ảnh điểm đến trong nhận thức của du khách. Hình ảnh này ảnh hưởng đến hành vi du lịch của du khách, quyết định lựa chọn điểm đến và cả sự hài lòng của khách du lịch khi đi đến một vùng đất. Do đó, việc nắm bắt và thấu hiểu về nhận thức của du khách về một điểm đến là vô cùng cần thiết để dự đoán nhu cầu du lịch cũng như sự ảnh hưởng của nó đến địa điểm đó, đồng thời giúp các nhà quản lý có một kế hoạch hiệu quả hơn trong việc tạo dựng hình ảnh tích cực và xây dựng được các chiến lược truyền thông phù hợp.

Bên cạnh đó, để minh họa rõ cho nhận thức du khách về một điểm đến, báo cáo cũng đi sâu vào bóc tách những nhân tố tạo nên cảm nhận của du khách Việt Nam về hình ảnh điểm đến Hàn Quốc, một điểm đến được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của báo cáo

1. Hình ảnh điểm đến và tác động của hình ảnh điểm đến đối với hành vi du khách và các hoạt động marketing.
2. Hình ảnh điểm đến Hàn Quốc trong nhận thức của du khách Việt Nam.

Insight Snapshot Hành vi du lịch của khách Việt – Hè 2021

Tổng quan báo cáo

Insight Snapshot Hành vi du lịch của khách Việt – Hè 2021 được phát hành bởi The Outbox Company – công ty tiên phong cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu cho ngành du lịch và khách sạn.

Insight Snapshot Hành vi du lịch của khách Việt – Hè 2021 sẽ giúp người đọc:

1. Thấu hiểu hành vi của du khách tại mỗi thời điểm trước, trong và sau khi du lịch
2. Tìm ra yếu tố quyết định đến việc du lịch được chia ra theo từng Gens (X, Y, Z)
3. Nắm bắt những kết luận quan trọng rút ra từ mỗi nhóm yếu tố được nghiên cứu

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản

1. Hành vi du lịch của khách Việt Nam
2. Hành vi khách du lịch theo tour
3. Hành vi khách du lịch tự túc

Mức độ sẵn sàng trở lại du lịch của du khách Việt

Tổng quan báo cáo

Thực tế cho thấy, dưới tác động của Covid-19, tâm lý và hành vi của du khách thay đổi qua thời gian nhằm thích nghi và xây dựng nên những ‘bình thường mới’ ở mọi hoạt động trong cuộc sống. Những thay đổi này diễn ra với chu kì ngắn và liên tục theo diễn biến của đại dịch, do đó việc theo dõi thay đổi trong hành vi và tâm lý của du khách qua thời gian sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành hiểu rõ hơn về du khách trong bối cảnh mới để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hiểu được tầm quan trọng của chỉ số về mức độ sẵn sàng của du khách (sentiment index) cho sự khởi động trở lại của du lịch, Outbox đã tiến hành thực hiện và cho ra mắt báo cáo “Mức độ sẵn sàng trở lại của du khách Việt”. Trong đó, chân dung khách du lịch Việt Nam qua các Gen và những thay đổi trong mức độ sẵn sàng cũng như nhận thức của họ về hoạt động du lịch trong thời gian sắp tới sẽ được phân tích và đánh giá kĩ càng.

Với định vị mới tập trung vào các giải pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu chất lượng, tối ưu cho ngành du lịch, chúng tôi tin rằng việc theo dõi thường xuyên những chỉ số về sự thay đổi của không chỉ du khách mà cả vận hành kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở thành xu hướng quan trọng để ngành du lịch phục hồi và phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Chân dung khách du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới
2. Mức độ sẵn sàng đi du lịch trở lại của du khách Việt Nam

Nghiên Cứu Thói Quen Sử Dụng Thiết Bị Di Động Của Khách Millennials Việt Nam Khi Đi Du Lịch

Tổng quan báo cáo

Báo cáo “Nghiên cứu thói quen sử dụng thiết bị di động của khách Millennials Việt Nam khi đi du lịch” được phát hành bởi The Outbox Company – công ty khởi nghiệp tiên phong tại Việt Nam cung cấp các giải pháp nghiên cứu và tư vấn độc lập chuyên sâu về ngành du lịch và khách sạn.

Báo cáo này được xây dựng nhằm mục tiêu phân tích và mô tả hành vi sử dụng điện thoại của thế hệ Millennials Việt Nam khi đi du lịch.

Bên cạnh đó, chủ đề A Journey of Me – HÀNH TRÌNH THẤU HIỂU ‘TÔI’ trong nghiên cứu của Amadeus (2017) với những giá trị nhằm chuyển đổi ngành du lịch theo hướng thấu hiểu sâu sắc du khách hơn ở mỗi điểm chạm trong hành trình du lịch cũng là nguồn cảm hứng để chúng tôi đưa ra các phân tích trong báo cáo.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

Năm 2019, thế hệ Millennials Việt Nam (độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi) đại diện cho 25,5% tổng dân số. Millennials đang thúc đẩy sự thay đổi lớn trong ngành du lịch. Để hiểu chính xác Millennials đang làm điều này như thế nào, các cơ quan quản lý điểm đến (DMOs) cũng như những nhà cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành phải thực sự hiểu được những đặc tính và tâm lý của nhóm khách này, thông qua việc xem xét các sự kiện đã ảnh hưởng đến họ, giá trị của họ và cả lựa chọn tiêu dùng của họ cho các sản phẩm dịch vụ ngoài ngành du lịch. Bên cạnh việc chia sẻ một số đặc tính chung nhất định, Millennials ở các khu vực khác nhau trên thế giới sẽ có những hành vi và sở thích trải nghiệm khác nhau. Thế hệ Millennials Việt Nam cũng không ngoại lệ, những đặc điểm về kinh tế, đời sống và văn hoá đã tạo nên những nét khác biệt trong hành vi và trải nghiệm của họ trong công việc và cả hoạt động du lịch.

Hành trình thấu hiểu thói quen sử dụng thiết bị di động của ‘TÔI’ – khách Millenials Việt bao gồm:

1. Hiểu ‘TÔI’ (đặc điểm chính của thế hệ Millenials Việt Nam)
2. Truyền cảm hứng cho ‘TÔI’ (cách nhóm khách Millennials Việt tìm kiếm cảm hứng và thông tin khi đi du lịch)
3. Kết nối ‘TÔI’ (cách khách Millennials Việt kết nối thiết bị di động của họ)
4. Chăm sóc ‘TÔI’ (khách Millennials Việt Nam sử dụng thiết bị di động để làm gì khi đi du lịch)

Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam

Tổng quan báo cáo

Covid-19 là một khủng hoảng toàn cầu của ngành du lịch thế giới, không một quốc gia hay điểm đến nào không bị ảnh hưởng bởi đợt dịch bệnh này. Ở một góc độ nào đó, Covid-19 gần như mang ngành du lịch của các quốc gia, điểm đến trên toàn cầu quay trở lại vạch xuất phát, các khoảng cách về tốc độ phát triển hay trình độ phát triển ngành trước đây trở nên không còn quá nhiều ý nghĩa. Trong bối cảnh đó, điểm đến nào chuẩn bị được cho mình một chiến lược hay giải pháp chính xác và hiệu quả hơn sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên trong bối cảnh cạnh tranh được dự báo là rất “khốc liệt” giữa ngành du lịch các quốc gia với nhau hay thậm chí giữa các địa phương với nhau trong mục tiêu trở thành sự lựa chọn tiếp theo (next destination) của du khách.

Có thể nói chưa khi nào vai trò của các cơ quan quản lý điểm đến (DMOs) tại Việt Nam là quan trọng như bây giờ. Các định hướng, chiến lược hay giải pháp được đưa ra bởi các DMOs sẽ không chỉ quyết định khả năng phục hồi thị trường của điểm đến mà còn sẽ có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp du lịch trong việc khôi phục hoạt động kinh doanh.

Với mong muốn góp phần hỗ trợ các nhà quản lý ngành du lịch các địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn phục hồi ngành du lịch trong nước, Outbox thực hiện Báo cáo “Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng rằng những nghiên cứu, khuyến nghị được đề xuất trong báo cáo này sẽ là tư liệu, ý tưởng giúp cho các cơ quan quản lý du lịch có thể xây dựng cho địa phương mình một giải pháp phù hợp và hiệu quả; Sớm đưa hoạt động du lịch trở lại quỹ đạo trong thời gian sớm nhất.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

Báo cáo này bao gồm những phân tích, đánh giá, dự đoán và giải pháp về thị trường du lịch Việt Nam trước, trong và sau dịch bệnh Covid-19 như:

1. Những vấn đề nội tại có nguy cơ tác động đến khả năng phục hồi của ngành du lịch các điểm đến tại Việt Nam sau dịch.
2. Những hành động thiết thực mà du lịch Việt Nam đã làm được trong đại dịch.
3. Thị trường du lịch sẽ thay đổi như thế nào sau Covid-19.
4. Giải pháp phục hồi ngành du lịch cho các điểm đến tại Việt Nam.

Quản lý trải nghiệm khách hàng – Những thách thức và xu hướng trong ngành khách sạn

Tổng quan báo cáo

Bối cảnh kinh doanh ngành khách sạn đang có những sự thay đổi lớn từ bên trong lẫn bên ngoài; đòi hỏi các nhà quản lý khách sạn phải bắt đầu quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, thấu hiểu khách hàng thay vì chỉ dừng lại ở việc kinh doanh phòng đơn thuần như trước đây. Cũng như đối với các lĩnh vực khác, khách hàng ngày nay cũng bắt đầu có những đòi hỏi mang tính cá nhân hoá nhu cầu nhiều hơn đối với lĩnh vực lưu trú. Đối với một ngành công nghiệp mà trước đây khái niệm chất lượng chỉ dừng lại ở việc bảo đảm những tiêu chuẩn cao nhất về phong cách phục vụ, chất lượng thực phẩm, đẳng cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng thì bây giờ chất lượng được định nghĩa thông qua khả năng đáp ứng các nhu cầu trải nghiệm riêng biệt của mỗi khách hàng một cách đồng nhất ở tất cả các quy trình.

Trước bối cảnh đó, khái niệm “quản lý trải nghiệm khách hàng trong ngành dịch vụ khách sạn” được xem là chìa khoá quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi khách sạn trong bối cảnh hiện nay. Nhưng để hiểu rõ và nắm bắt được khái niệm còn rất mới này để từ đó có thể áp dụng thực tế một cách hiệu quả vào hoạt động khách sạn là một thách thức không hề đơn giản đối với các khách sạn tại Việt Nam; đặc biệt là các khách sạn nội địa. Nhằm mục tiêu giới thiệu đến các bạn – những nhà quản lý khách sạn tại Việt Nam một cách hệ thống khái niệm còn rất mới này, The Outbox Company hân hạnh phối hợp cùng UBM Vietnam giới thiệu đến các bạn báo cáo “Quản lý trải nghiệm khách hàng: Những thách thức và xu hướng trong ngành khách sạn”.

Báo cáo sẽ giới thiệu đến người đọc các bối cảnh mới của ngành kinh doanh kháchsạn, các thay đổi mới trong xu hướng tiêu dùng và kì vọng của khách du lịch có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn Việt Nam. Từ đó, giới thiệu với các bạn những khái niệm mang tính nền tảng về quản lý trải nghiệm khách hàng, mô hình quản lý trải nghiệm khách hàng trong ngành dịch vụ khách sạn và các yếu tố cấu thành trải nghiệm của một khách hàng tại khách sạn cũng như đưa ra các gợi ý giải pháp cốt lõi để nâng cao và quản lý trải nghiệm khách hàng trong ngành khách sạn từ mức độ cơ sở đến phức tạp.

Báo cáo cũng sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về sự quan tâm và mức độ sẵn sàng của khách hàng đối với khái niệm quản lý trải nghiệm thông qua việc phân tích kết quả một nghiên cứu thị trường trên khách du lịch Việt Nam do chúng tôi thực hiện.

Ngôn ngữ Báo cáo: Tiếng Việt

Các nội dung cơ bản của Báo cáo

1. Những khái niệm tổng quan về Quản lý trải nghiệm khách hàng.
2. Bối cảnh kinh doanh và kì vọng của khách hàng trong ngành khách sạn.
3. Những rào cản trong việc mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
4. Những giải pháp tối ưu để xây dựng trải nghiệm khách hàng hiệu quả, đúc kết từ các thương hiệu quốc tế.
5. Trải nghiệm dịch vụ trong khách sạn nhìn từ góc độ khách hàng.

Asia Hotel Brand Blueprint 2023Asia Hotel Brand Blueprint 2023 Content

Thương Hiệu Khách Sạn Châu Á 2023

Tổng quan báo cáo

Ngành khách sạn ở Châu Á đang chuẩn bị cho một sự phục hồi mạnh mẽ khi du lịch quốc tế trở lại, không kể đến những thách thức kinh tế toàn cầu và tình trạng xấu trong chuỗi cung ứng. Các nhà đầu tư được dự đoán vẫn bị thu hút bởi sự duy trì ổn định bởi dự báo tăng trưởng tích cực cho ngành khách sạn của khu vực, dự đoán khối lượng đầu tư ổn định trong những năm sắp tới.

Bức tranh cạnh tranh ở Châu Á được nâng cao bởi sự đa dạng của cả thương hiệu khách sạn quốc tế và nội địa. Đáng chú ý là các khách sạn ghi nhận sự tăng trưởng từ năm này sang năm khác về sự hài lòng của khách hàng, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng tương ứng về sự trung thành và thị phần. Tuy nhiên, các đơn vị bất động sản thuộc mọi phân khúc đều có thể cải thiện kết quả tài chính của mình bằng cách ưu tiên cam kết thương hiệu khách sạn mạnh mẽ và đảm bảo sự tập trung phát triển văn hóa thương hiệu của họ. Việc này sẽ thúc đẩy các khách sạn có thể tối ưu hóa vị trí của mình trên thị trường.

Ngôn ngữ báo cáo: Tiếng Anh

Nội dung chính của báo cáo:

  1. Thị trường khách sạn Châu Á
  2. Thương hiệu khách sạn Châu Á
  3. Thương hiệu khách sạn trong tương lai